Tin tổng hợp

Điều quan trọng số 1 ai cũng cần thực hành nếu muốn trở thành 1 trong số 10% người thành công nhất thế giới

Điều quan trọng số 1 ai cũng cần thực hành nếu muốn trở thành 1 trong số 10% người thành công nhất thế giới

90% trong chúng ta luôn tìm kiếm một con đường tắt để đạt

được thành công một cách nhanh nhất mà không nhận ra rằng khi nói đến thành công, không có đường tắt. Sự chăm chỉ, kiên trì tận tâm hướng tới mục tiêu và thực hành kỹ năng thường xuyên là điều sẽ giúp bạn đạt hoài bão. Bạn có thể có tài năng vượt trội nhưng để thực sự đạt đến đỉnh cao, bạn cần phải không ngừng phát triển tài năng đó bằng cách thực hành và làm việc có chủ đích.

Thực hành có chủ đích: Đầu tiên phải xác định điểm yếu

Chìa khóa để thực hành có chủ đích rất đơn giản và theo cùng một khuôn mẫu cho đến khi đạt được thành công. Bước đầu tiên bạn cần làm là chia mục tiêu tổng thể thành các phần nhỏ, sau đó xác định điểm yếu của bạn, tiếp theo là thử nghiệm các chiến lược mới cho từng phần và cuối cùng là tích hợp quá trình học của bạn vào quá trình lớn.

Hãy suy nghĩ về nó theo cách này, nếu bạn đã bắt đầu học một kỹ năng mới, ví dụ nhảy - liệu bạn có thể làm chủ nó bằng cách giả định rằng bạn sẽ làm như vậy? Tất nhiên là bạn sẽ không thành công, bạn phải thực hành từng động tác, tham khảo ý kiến của một giáo viên, tìm hiểu và sau đó luyện tập để sửa lỗi và sau đó có thể luyện đi luyện lại tất cả cho đến khi bạn có thể làm chủ được các động tác.

Làm thế nào thực hành có chủ đích để thành công

Hãy nhớ rằng thực hành có chủ ý không thể áp đặt thời gian như khi làm việc 60-80 giờ mỗi tuần. Thực hành cẩn thận là khi bạn chỉ tập trung vào một khía cạnh của công việc và sau đó bắt đầu cải thiện nó - một cách cố ý và lặp đi lặp lại, không cần biết bao nhiêu thời gian và đó chính là khía cạnh quan trọng nhất để thành công. Dưới đây là một vài ví dụ về thực hành có chủ đích mà những người nổi tiếng và thành công đã thực hiện để làm cho mình tốt hơn.

 

10 năm im lặng của Mozart

John Hayes, giáo sư tâm lý học nhận thức tại Đại học Carnegie Mellon, muốn biết rằng phải mất bao nhiêu thời gian thì bạn có thể tạo ra một kiệt tác. Vì vậy, ông đã nghiên cứu hơn 500 tác phẩm âm nhạc của 76 nhà soạn nhạc khác nhau và phát hiện ra rằng, phải mất ít nhất 10 năm thực hành để nắm chắc các yếu tố về cảm âm thì họ mới có thể tung ra một tác phẩm âm nhạc - bao gồm cả Mozart.

800 cú ném rổ của Kobe Bryant

 

Một câu chuyện khá nổi tiếng trong giới thể thao là về việc thực hành có chủ đích của Kobe Bryant. Theo huấn luyện viên của đội, Kobe Bryant bắt đầu luyện tập điều hoà cơ thể vào khoảng 4:30 sáng, chạy và chạy nhanh đến 6:00 sáng, tập nâng nặng từ 6 giờ đến 7 giờ sáng và cuối cùng tiến hành 800 cú ném rổ khoảng từ 7:00 sáng và 11:00 sáng và sau đó mới đến giờ luyện tập với Team USA. Đối với Kobe, mục tiêu của anh là 800 cú ném rổ, thời gian bao lâu không quan trọng, miễn là anh luyện tập cho đến khi thành thạo. Con đường thành công của anh rất đơn giản – tiếp tục luyện tập.

 

10 năm để được nấu giỏi 1 món ăn

Jiro Ono là đầu bếp kiêm chủ sở hữu của một nhà hàng sushi từng đoạt giải thưởng ở Tokyo và kỹ thuật của ông cũng là chủ đề của một bộ phim tài liệu. Jiro không phải là đầu bếp thông thường vì ông đã dành cả cuộc đời mình để hoàn thiện nghệ thuật tạo sushi và ông cũng mong muốn những người học việc của mình cũng phải có hoài bão này nếu họ muốn làm việc với ông. Trên thực tế, mỗi học viên đều phải nắm vững một phần nhỏ của quá trình làm sushi tại mỗi công đoạn như cách vắt một chiếc khăn, cách sử dụng dao, làm thế nào để cắt cá. Rất nhiều để một học viên đã được Jiro đào tạo mười năm mới được phép nấu trứng cho món sushi.

Giáo sư tâm lý tại Trường Đại học bang Florida, Anders Ericsson, cho rằng, lý do duy nhất bạn không phải là một nghệ sĩ violon bậc thầy hoặc một vận động viên Olympic hay một nghệ sĩ đẳng cấp thế giới, là vì bạn đã không tham gia vào một quá trình được gọi là “thực hành có chủ đích.

Nguyễn Linh

Theo Trí thức trẻ/CNBC

BÌNH LUẬN

Các tin khác