- Thưa ông, HNX-Index liên tục phá đáy trong tháng 10 và đang tiến dần về mốc 50 điểm, theo ông chúng ta có nên nghĩ đến phương án thu hẹp biên độ trong giai đoạn này?
- Tôi nghĩ là không nên giảm biên độ trong bối cảnh hiện nay vì cá nhân tôi cho rằng tình hình tốt hơn còn nới rộng biên độ cho nhà đầu tư giao dịch. Chức năng của thị trường là tạo thanh khoản, tạo điều kiện cho nhà đầu tư giao dịch theo ý muốn của họ.
Trước đây chúng ta đã áp dụng vài lần việc giảm biên độ nhưng trên thực tế việc giảm biên độ còn gây ra tình hình tồi tệ hơn. Nên tình hình hiện nay cứ để biên độ như vậy thì tốt hơn.
- Năm 2009 chúng ta đã thấy làn sóng các doanh nghiệp ồ ạt lên sàn, nhưng năm 2012 chỉ lác đác vài doanh nghiệp, thậm chí có nhiều doanh nghiệp tự nguyện hủy niêm yết, theo ông tâm lý chung của thị trường hiện tại tốt hay xấu?
- Chức năng chung của việc niêm yết cổ phiếu là giao dịch thứ cấp, khi doanh nghiệp lên niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán sẽ có thanh khoản tốt hơn và hình ảnh tốt hơn trong mắt nhà đầu tư.
Câu chuyện cuối cùng của doanh nghiệp khi niêm yết là gì, đó là khả năng huy động vốn. Thị trường tốt nhiều doanh nghiệp muốn lên sàn còn trong bối cảnh thị trường xấu nhiều doanh nghiệp chưa muốn lên ngay đặc biệt là các doanh nghiệp chưa có nhu cầu huy động vốn.
Nhìn chung bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần huy động vốn nên việc doanh nghiệp niêm yết trong bất kì thời điểm nào sẽ được định giá tốt hơn và huy động vốn tốt hơn. Còn khi doanh nghiệp rút ra khỏi sàn – trong trường hợp không đủ điều kiện thì không bàn ở đây vì trách nhiệm của Sở phải bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư – còn đối với các doanh nghiệp chủ động rút ra khỏi sàn về lâu dài ảnh hưởng đến hình ảnh của doanh nghiệp đó.
- Doanh nghiệp đang kêu rất khó khăn và cần huy động vốn nhưng những doanh nghiệp thiếu vốn lại không đủ điều kiện để niêm yết, mâu thuẫn này có được tính đến không thưa ông?
- Mâu thuẫn này luôn tồn tại vì doanh nghiệp muốn huy động vốn của nhà đầu tư phải chứng minh được tính hiệu quả của đồng vốn và đưa lại lợi ích gì cho nhà đầu tư. Anh muốn huy động vốn dễ dàng thì phải hoạt động tốt và xứng đáng được huy động vốn đó.
Thị trường sẽ tự đánh giá để doanh nghiệp huy động với giá nào, nếu doanh nghiệp tốt huy động với chi phí vốn thấp còn doanh nghiệp yếu kém thì huy động chi phí vốn cao hoặc không thể huy động được.
- Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp cho rằng cho dù họ có niêm yết nhưng vẫn không thể huy động được vốn trong bối cảnh thị trường thiếu thanh khoản trầm trọng như hiện nay thưa ông?
- Doanh nghiệp có 3 con đường gọi vốn, một là tự bỏ tiền túi, hai là vay ngân hàng ba là huy động từ cổ đông. Trong bối cảnh thị trường chứng khoán khó khăn doanh nghiệp không huy động được vốn trên sàn thì phải gõ cửa ngân hàng. Nhưng doanh nghiệp niêm yết sẽ dễ dàng được ngân hàng cho vay hơn bởi tính minh bạch tốt hơn, do đó ở trên sàn vẫn đỡ xấu hơn là ở ngoài sàn.
- Tôi nghĩ là không nên giảm biên độ trong bối cảnh hiện nay vì cá nhân tôi cho rằng tình hình tốt hơn còn nới rộng biên độ cho nhà đầu tư giao dịch. Chức năng của thị trường là tạo thanh khoản, tạo điều kiện cho nhà đầu tư giao dịch theo ý muốn của họ.
Trước đây chúng ta đã áp dụng vài lần việc giảm biên độ nhưng trên thực tế việc giảm biên độ còn gây ra tình hình tồi tệ hơn. Nên tình hình hiện nay cứ để biên độ như vậy thì tốt hơn.
- Năm 2009 chúng ta đã thấy làn sóng các doanh nghiệp ồ ạt lên sàn, nhưng năm 2012 chỉ lác đác vài doanh nghiệp, thậm chí có nhiều doanh nghiệp tự nguyện hủy niêm yết, theo ông tâm lý chung của thị trường hiện tại tốt hay xấu?
- Chức năng chung của việc niêm yết cổ phiếu là giao dịch thứ cấp, khi doanh nghiệp lên niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán sẽ có thanh khoản tốt hơn và hình ảnh tốt hơn trong mắt nhà đầu tư.
Câu chuyện cuối cùng của doanh nghiệp khi niêm yết là gì, đó là khả năng huy động vốn. Thị trường tốt nhiều doanh nghiệp muốn lên sàn còn trong bối cảnh thị trường xấu nhiều doanh nghiệp chưa muốn lên ngay đặc biệt là các doanh nghiệp chưa có nhu cầu huy động vốn.
Nhìn chung bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần huy động vốn nên việc doanh nghiệp niêm yết trong bất kì thời điểm nào sẽ được định giá tốt hơn và huy động vốn tốt hơn. Còn khi doanh nghiệp rút ra khỏi sàn – trong trường hợp không đủ điều kiện thì không bàn ở đây vì trách nhiệm của Sở phải bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư – còn đối với các doanh nghiệp chủ động rút ra khỏi sàn về lâu dài ảnh hưởng đến hình ảnh của doanh nghiệp đó.
- Doanh nghiệp đang kêu rất khó khăn và cần huy động vốn nhưng những doanh nghiệp thiếu vốn lại không đủ điều kiện để niêm yết, mâu thuẫn này có được tính đến không thưa ông?
- Mâu thuẫn này luôn tồn tại vì doanh nghiệp muốn huy động vốn của nhà đầu tư phải chứng minh được tính hiệu quả của đồng vốn và đưa lại lợi ích gì cho nhà đầu tư. Anh muốn huy động vốn dễ dàng thì phải hoạt động tốt và xứng đáng được huy động vốn đó.
Thị trường sẽ tự đánh giá để doanh nghiệp huy động với giá nào, nếu doanh nghiệp tốt huy động với chi phí vốn thấp còn doanh nghiệp yếu kém thì huy động chi phí vốn cao hoặc không thể huy động được.
- Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp cho rằng cho dù họ có niêm yết nhưng vẫn không thể huy động được vốn trong bối cảnh thị trường thiếu thanh khoản trầm trọng như hiện nay thưa ông?
- Doanh nghiệp có 3 con đường gọi vốn, một là tự bỏ tiền túi, hai là vay ngân hàng ba là huy động từ cổ đông. Trong bối cảnh thị trường chứng khoán khó khăn doanh nghiệp không huy động được vốn trên sàn thì phải gõ cửa ngân hàng. Nhưng doanh nghiệp niêm yết sẽ dễ dàng được ngân hàng cho vay hơn bởi tính minh bạch tốt hơn, do đó ở trên sàn vẫn đỡ xấu hơn là ở ngoài sàn.
Theo TTVN
BÌNH LUẬN
Các tin khác
- 'Áp lực bán giải chấp có thể xuất hiện' (05/11/2012 10:13)
- [IFA 2012] Lenovo ra mắt 3 dòng máy tính bảng chạy Android (31/10/2012 10:17)
- Whiskey Bent - chopper độ phong cách quầy bar (31/10/2012 10:02)
- Tổng hợp thông tin về việc thu phí nhạc số tại VN từ ngày 01/11 (31/10/2012 09:49)
- Mốt chơi smartphone Hàn Quốc ở Việt Nam (26/10/2012 12:06)