1. Samsung – Apple
Không hề có sự nhân nhượng nào giữa Apple và đối thủ Hàn Quốc. Ngay cả khi cả hai tiếp tục duy trì quan hệ đối tác chiến lược, họ vẫn lôi nhau vào các trận chiến ròng rã bắt đầu từ năm 2008, sau khi Samsung tung ra quảng cáo “Kẻ ăn thịt táo” cho điện thoại Instinct.
Mọi thứ trượt dốc từ thời điểm này. Tháng 1/2011, Samsung lại đưa ra đoạn quảng cáo chế giễu những “fanboy” Apple đang đứng xếp hàng chờ mua sản phẩm là không có não. Samsung nhấn mạnh thông điệp với đoạn quảng cáo phát trong giải Siêu cúp bóng bầu dục Quốc gia Mỹ và quảng cáo mới phát hành trong tháng 9 khi iPhone 5 ra mắt.
2. Apple – Microsoft
Phần mềm Microsoft từng xuất hiện trên máy tính Apple II. Tuy nhiên sau khi ra mắt máy tính Macintosh năm 1984, Microsoft trở thành đối thủ của Apple với Windows, một hệ điều hành có nhiều yếu tố thiết kế tương tự Macintosh. Tại thời điểm giới thiệu Windows 95, hãng đã nắm trong tay 90% thị phần PC và là người dẫn đầu thị trường.
Dù Apple chưa bao giờ phục hồi thị phần PC, công ty dưới sự dẫn dắt trở lại của Steve Jobs đã quay trở lại đầy ngoạn mục những năm 2000 và thống trị điện toán di động. Với Microsoft – hãng đưa ra máy tính bảng riêng từ 10 năm trước iPad, một số thứ đã không còn được như ngày xưa.
3. Apple – IBM
Trước khi Microsoft “trở mặt”, kẻ thù lớn nhất của Apple và “người khổng lồ xanh” IBM – hãng giới thiệu PC, đối thủ của Apple. Jobs rất ác cảm với IBM và còn nêu ý kiến: “Nếu vì một vài lí do nào đó, chúng ta phạm sai lầm và IBM chiến thắng, cảm giác riêng của tôi là chúng ta sẽ tiến vào Kỉ nguyên bóng tối trong 20 năm nữa”.
4. Apple – Dell
Đồng sáng lập kiêm CEO Michael Dell lọt vào tầm ngắm của Jobs năm 1997 sau khi ông chia sẻ nếu điều hành Apple, “Tôi sẽ đóng cửa và trả lại tiền cho cổ đông” (Dell sau đó phản bác bình luận này bị hiểu sai). Jobs đáp lại: “Apple và Dell là những người duy nhất trong ngành công nghiệp này làm ra tiền. Họ kiếm tiền bằng cách trở thành siêu thị Wal-Mart. Chúng tôi làm bằng đổi mới”.
5. Apple – Google
Jobs tiếp tục ác cảm với Google. Hãng tìm kiếm từng khiến Jobs nổi giận vì hệ điều hành Android vì ông cho rằng nó đã sao chép trực tiếp từ iOS. Jobs nói với người viết tiểu sử Isaacson: “Tôi sẽ phá hủy Android vì nó là sản phẩm ăn cắp. Tôi sẵn sàng bắt đầu chiến tranh hạt nhân vì điều này... Tôi sẽ dành hơi thở cuối cùng nếu cần và tôi sẽ dành từng đồng xu cuối cùng trong 40 tỉ USD của Apple trong ngân hàng để chỉnh đốn lại điều này”. Cơn thịnh nộ đã không ngăn được Google tôn vinh Jobs trên trang chủ sau khi ông qua đời năm 2011.
6. Apple – Adobe
Jobs không chỉ gây chiến với các đối thủ tầm cỡ mà còn hướng mũi dùi vào cả những công ty nhỏ bé như Adobe. Jobs từ chối hỗ trợ Adobe Flash trên iPhone, iPad. Trong một cuộc họp công ty, Jobs giải thích vì ông nghĩ Adobe lười nhác. “Họ có đủ tiềm lực để làm những thứ thú vị song họ từ chối”.
6. Apple – Adobe
Jobs không chỉ gây chiến với các đối thủ tầm cỡ mà còn hướng mũi dùi vào cả những công ty nhỏ bé như Adobe. Jobs từ chối hỗ trợ Adobe Flash trên iPhone, iPad. Trong một cuộc họp công ty, Jobs giải thích vì ông nghĩ Adobe lười nhác. “Họ có đủ tiềm lực để làm những thứ thú vị song họ từ chối”.
Adobe cũng từng tấn công Apple trong chiến dịch quảng cáo có câu: “Chúng ta yêu Apple” nhưng “Điều chúng ta không muốn là ai đó lấy đi quyền tự do được lựa chọn thứ có thể sáng tạo, cách để sáng tạo và những gì trải nghiệm trên web”. Năm 2011, Adobe đã gỡ bỏ quảng cáo này.
7. Sun Microsystems – Microsoft
Scott McNealy – CEO của Sun Microsystems – gọi Windows NT là “dị vật lắm lông” và gọi đội ngũ lãnh đạo của Microsoft là “Ballmer và đầu đặt ở mông”. Bất mãn lớn nhất của McNealy là khoản phí sử dụng bản quyền quá cao của Microsoft. Ông còn đề nghị phát hành Windows miễn phí cho tất cả mọi người.
8. Oracle – Microsoft
CEO Oracle – Larry Ellison cũng bị “mờ mắt” bởi cơn sốt Microsoft vào cuối những năm 1990. Ellison còn “hào hứng” đề nghị gửi thùng rác của Oracle tới trụ sở Microsoft.
9. Motorola – Apple
Trước khi bị Google mua lại, Motorola cố gắng cản trở Apple bằng đoạn quảng cáo máy tính bảng Xoom dài 60 giây trong giải Super Bowl năm 2011. Đoạn quảng cáo lấy ý tưởng từ Apple, cho thấy một khung cảnh ảm đạm, mọi người trong trang phục trắng, với tâm trạng ủ rũ và thẫn thờ, ngoại trừ nhân vật chính, người đang sở hữu chiếc máy tính bảng Xoom của Motorola. Tuy nhiên, cuối năm 2011, Xoom đã bị ngừng sản xuất.
Theo ICTnews/Mashable
BÌNH LUẬN
Các tin khác
- “Nếu Apple suy yếu, thì không phải vì mất đi Steve Jobs” (04/10/2012 09:39)
- Upload trực tiếp hình ảnh lên Facebook từ Android (02/10/2012 10:34)
- iPad Mini và 5 điều mong chờ! (02/10/2012 10:01)
- 10 đối thủ lớn của Apple Maps (02/10/2012 09:36)
- iPhone 5 phơi bày thêm nhiều lỗi (02/10/2012 09:23)